Các chi tiết cấu tạo thường gặp trong công trình xây dựng
Cấu tạo mặt cắt phần nền móng điển hình:
Trong cấu tạo này phần thông tin quan trọng nhất là thể hiện độ sâu chôn móng, từ thông tin này sẽ ảnh hưởng suốt trong quá trình thi công, các cao độ, các bố trí hệ thống kỹ thuật, phần đôn nền... Phần độ sâu chôn móng được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của thiết kế.
Phương cách bố trí ống thoát nước
Hố ga trong công trình có tác dụng tập kết các đường ống, điều tiết sự lưu chuyển dòng nước
Hố ga thoát nước sinh hoạt, nước mưa:
Hố ga thu nước có rãnh thoát nước mặt:
Hố ga thoát nước trông công trình kết hợp thoát nước mặt (hố ga lộ thiên), sử dụng nhiều đối với công trình có sân rộng:
Hố ga trong công trình có tác dụng tập kết các đường ống, điều tiết sự lưu chuyển dòng nước, trong đó có yếu tố lóng cặn các vật thải tránh gây tắc ống, trong chi tiết có một việc quan trọng là cách thức xây hộc tường làm lưỡi gà chống hôi cho toàn bộ công trình.
Trong một số trường hợp nhà mái bằng, đa số tầng trên cùng rất nóng, do nhiệt từ mái bằng BTCT hấp nhiệt và tỏa xuống phòng phía dưới, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng, biện pháp hữu hiệu là xây dựng lớp cách nhiệt theo hình thức kê thêm 1 lớp đan BTCT , làm tăng chiều dày mái mà trọng lượng mái tăng không đáng kể, và quan trọng là lớp không khí ở giữa có tác dụng cách nhiệt tốt.
Cấu tạo mái bằng lót gạch sân thượng
Trên sân thượng luôn tiếp xúc điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nắng, mưa. Trong chi tiết này trình bày giải pháp chống thấm. Nguyên tắc chống thấm trước khi bàn tới vấn đề kỹ thuật thì ta chống thấm bằng hình thức vật lý trước. Điều đó có nghĩa là càng hạn chế nước hoặc thời gian tiếp xúc với nước càng nhiều thì hiêu quả chống thấm càng cao. Giống như việc không có nước thì làm sao mà thấm. Sau đó mới sử dụng thêm các biện pháp kỹ thuật như là gia cường thêm các lớp chống thấm. Cụ thể như trong chi tiết cấu tạo này là ở những vị trí thu nước hoặc đọng nước bố trí rãnh thoát nước giúp thoát nước nhanh và mũ che nước ở những góc tường ( hạn chế nước đọng vào góc tường).
Cấu tạo chi tiết sàn ban công
Cũng như sàn sân thượng, ban công cũng tiếp xúc nước nên có giải pháp thoát nước nhanh bằng rãnh chứ không để chảy tràn lan trên mặt ban công gây khó sử dụng và dễ thấm do thời gian tiêu thóat nước chậm, và cũng sử dụng các lớp chống thấm:
Cấu tạo sàn sân thượng có bố trí trồng cây
Trên sân thượng đôi khi sử dụng làm sân vườn, trồng cây xanh. Cây xanh thì luôn tiếp xúc với đất ẩm và nước, hai yếu tố gây thấm hàng đầu, nên trong giải pháp luôn thiết kế tránh cho đất trồng tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn, Giải pháp là kê đan cách nhiệt có tác dụng như mặt sàn thứ hai để tiếp xúc trực tiếp với đất trồng.
Chi tiết sênô
Sênô là máng thu nước bằng BTCT, chi tiết này quan trọng nhất là tô trét lòng máng cong đều đặn bằng xi măng mác cao, tránh đọng nước những góc tường.
Đối với công trình lớn, hoặc công trình thi công không cùng lúc, người ta tách ra thành 2 hay nhiều công trình độc lập đứng kế nhau, chỗ tiếp giáp có hình thành khe, gọi là khe lún, tại vị trí này nước rất hay luồn sâu vào công trình gây thấm cục bộ, nên cách thức chống thấm tại vị trí này rất quan trọng trong cấu tạo
Cấu tạo mái dán ngói trên BTCT
Hiện nay, trong các công trình hiện đại, mái ngói được sử dụng chủ yếu làm đẹp và chống nóng, chứ không có tác dụng làm tấm lợp như trước. Trong đó hình thức chủ yếu là người ta dán ngói lên mặt sàn BTCT dốc. Có hai cách: một là dán trực tiếp lên mặt sàn BTCT bằng vữa xi măng (cách này thi công khó chuẩn trên diện rộng), hai là gia công lati sắt trên mặt sàn BTCT trước rồi mới móc ngói vào, bắn vít giữ cố định ngói (cách này thi công nhanh, chuẩn nhưng tốn kém hơn).
Cấu tạo sênô mái ngói
Trong một số trường hợp, để tăng tính thẩm mỹ công trình, người ta không bố trí sênô BTCT xung quanh mái ngói để thu nước, giải pháp đưa ra là bố trí sênô âm trong mái ngói, phần nước còn lại cho chảy tự do nhưng không đáng kể (cách này cho hiệu quả thẩm mỹ cao)
Cấu tạo lấy sáng lỗ giếng trời
Đa số công trình yêu cầu thông gió chiếu sáng tự nhiên đều thiết kế lỗ giếng trời. Tuy nhiên điều này gặp trở ngại lớn nhất là xử lý chống mưa và thông gió, hai việc này có vẻ mâu thuẫn nhau, vì thông gió cần độ hở mà chống mưa thì phải kín. Giải pháp cho việc này thường có 2 phương án, thông gió theo chiều ngang và chống mưa theo chiều đứng, gọi là mái lấy sáng cố định.
Hoặc sử dụng mái kéo di động, phương án này khó trong lúc sử dụng hơn nhưng hiệu quả thông gió hơn nhiều lần so với phương án mái lấy sáng cố định.
Cấu tạo vị trí ống kỹ thuật lên tầng mái
Đa số ống kỹ thuật đều phải vượt qua tầng mái, tại vị trí ống hô lên, chỗ tiếp xúc giữa sàn BTCT và thành ống, rất khó xử lý chống thấm, đó là nguyên nhân thấp sàn mái từ hộp gen kỹ thuật, giải pháp là không cho vi trí nhô lên tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, tiếp tục xây bó hộp gen và cho tiếp cập ra bên ngoài bằng mặt tường đứng:
Cấu tạo trần thạch cao
Cấu tạo gờ chỉ tô tường
Các lớp cấu tạo sàn
Cấu tạo hầm phân tự hoại
Trong công trình, hầm phân là một cấu kiện rất đặc biệt, hầm phần trên nguyên tắc là một hệ thống xử lý nước thải ra môi trường. Vì vậy hầm phân phải đạt những yêu cầu sau: không thấm nước ra môi trường (tường hầm phân phải xây kiên cố tô trét tốt , hoặc đổ BTCT), lưu giữ các chất cặn bả không thải ra môi trường thoát nước công cộng (xử lý phân tự hủy, xử lý nước qua các lớp lắng lọc), hầm phân kín, đường thoát hơi phải dẫn ra nơi ngoài công trình, tránh gây ảnh hưởng công trình.
Trong quá trình vận hành, nơi chứa phân của hầm phân phải thiết kế đủ kín để xuất hiện vi sinh yếm khí, đây là nguồn vi sinh quan trọng sẽ ăn cặn thải trong hầm chứa phân (nên gọi là hầm phân tự hoại). Tránh tuyệt đối đường nước thải sinh hoạt vào hầm chưa phân vì chính axit và sút trong chất tầy rửa hàng ngày sẽ tiêu diệt lượng vi sinh đó).
Do hình thể công trình hầm phân có các dạng bố trí nhưng vẫn trên nguyên tắc là không thay đổi các bộ phận chức năng:
Cấu tạo rốn hồ xả cặn
Tổng hợp bởi : kientruc360.info